KHI NÀO CHIM SẮT BAY
Tác giả Ni sư Ayya Khema
Người dịch: Diệu Liên – Lý Thu Linh
Dịch từ bản tiếng Anh: When the Iron Eagle Flies – Buddhism For the West
Wisdom Publications 1991, 2000
www.daophatngaynay.com/vn/
www.chuagiacngo.com
#DaoPhatNgayNay #ChuaGiacNgo #SachNoi #ThuVienSachNoi
Khi Nào Chim Sắt Bay” thuộc Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay của Ni sư Ayya Khema. Tác giả cuốn sách bestseller: Vô Ngã Vô Ưu đã giành giải thưởng sách tôn giáo hay nhất Chrismas Humphreys Awards.
“Khi Nào Chim Sắt Bay” ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn. Ni sư đã chỉ cho chúng ta thấy con đường trung đạo – con đường của sự giản dị. Những lời dạy của ni sư không những giản dị, dễ hiểu, không có nhiều từ ngữ đạo Phật khó hiểu, phù hợp với mọi người trong một thế giới hiện đại nơi mà chúng ta chạy theo những dục vọng và kiếm tìm sự thoải mái nhàn hạ cho thân khiến chúng ta giống như “những đứa trẻ chơi đùa trong ngôi nhà đang cháy, không chịu bỏ lại đồ chơi chạy ra ngoài”. Là một cuốn sách hướng dẫn thiền thông qua sự tỉnh thức, Khi nào chim sắt bay bao gồm cả những bài tập và những lời khuyên giúp thiền sinh có thể dễ dàng thực hành. Ni sư Ayya Khema giúp ta trải nghiệm thiền trong đời thường, với những kinh nghiệm thực tế cuộc sống, và dần dần chỉ cho chúng ta cách nào để đạt được sự tự do và giải thoát.
Ni sư Ayya Khema – người bằng cuộc đời của mình đã là một minh chứng rõ ràng nhất cho đức tin vào Phật pháp với các đệ tử Phật trên toàn thế giới. Ba cuốn sách ra mắt bạn đọc lần này gồm Vô ngã vô ưu , Khi nào chim sắt bay, Ốc đảo tự thân trong đó Vô ngã vô ưu là cuốn sách bán chạy nhất và được giải thưởng dành cho sách Phật giáo hay nhất do Chrismas Humphreys Award bình chọn.
Tựa quyển sách này được lấy ra từ một lời tiên tri của bậc thầy Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), một nhà thông thái Ấn Độ, ở thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, người đã du hành đến Tây Tạng để thiết lập nền tảng Phật giáo.
Nguyên câu tiên tri như sau: “Chừng nào chim sắt bay, ngựa chạy trên bánh xe, người Tây Tạng phải lang thang khắp cùng trái đất, lúc đó, Phật pháp sẽ được truyền đến đất nước của người da đỏ.” (“Đất của người da đỏ”, được xem là phương Tây, vì đối với người châu Á, da người phương Tây đỏ hồng).
Mã lực của xe hơi, “con chim sắt” máy bay là một phần của đời sống chúng ta hôm nay, và người dân Tây Tạng đúng là đã tản mát khắp nơi trên thế giới. Các vị thầy Phật giáo và những lời dạy của Đức Phật (pháp) đã truyền lan từ những ngọn núi hùng vĩ của Tây Tạng, từ những tu viện trong rừng ở Myanma, Thái Lan, Sri Lanka, để hội nhập, hoà hợp, thăng hoa ở phương Tây. Từ đó, mang đến cho các tôn giáo phương Tây, một nguồn sinh lực, sức sống mới.
Nguồn: https://myphamtopwhite.org
Xem thêm bài viết khác: https://myphamtopwhite.org/yoga/
Xem thêm Bài Viết:
- Đánh tan mỡ bụng với những động tác yoga cơ bản | Yoga tại nhà | Phụ nữ & Gia đình
- Các Động Tác Yoga Ở Trên Giường – Thư Giãn và Giảm Stress | NguyenYoga.com
- Thử xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tập thể dục 8 phút trước khi đi ngủ trong vòng một tháng
- Hướng dẫn tập gym #019 – 8 động tác tập mông cong lưng khoẻ – KENSPORT.TV
- 8 phút tập bụng giúp xây dựng bụng 6 múi toàn diện tại nhà – Series Tập Tại Nhà.
Cảnh giới của thiền định theo ‘ ngu ý của tôi” là không có gì để đạt… dù đạt ở cảnh giới nào đi nữa, chỉ đơn giản là “ tâm thức” phát triển gọi là vô ngã cảnh giới, hay nhất nguyên phi thần hoá… kỳ thực, Thiền địmh chỉ là phương tiện kích hoạt cho tâm thức tu tập, trở về từ có trở về không mà thôi…Như vậy chúng ta “ lỡ “ sanh ra rồi … muốn trở về, thì chỉ cần tư duy suy ngẫm… “ nếu ta không sanh ra”… tức “vô sanh”. Không có gì để nói, nín, hay hành thiền…gì cả . Bởi đơn giản, trước khi ta và vạn vật chưa sanh ra đời… đó chỉ là cái rỗng không… rồi từ cái rỗng không “ bổng đâu’… sinh ra…đức Phật gọi là duyên ( duyên không có sự khởi đầu, không có hồi kết thúc) tức tạm gọi là như như…Nhưng thôi! ta cứ sống bình thường đi, có nghĩa là đừng phân biệt, đừng so sánh… cứ sống an nhiên… tuỳ kỳ tự nhiên. Miễn là nuôi sự sống trong điều kiện có thể, không hại mình, hại sinh linh là tốt rồi…còn vấn đề “ chúng sinh bình đảng” chỉ là một phạm trù trong khái niệm nhân quả… khi tương tục mà thôi!… Nhưng cũng nên nhớ trong lòng; dù trãi qua muôn vạn kiếp luân hồi… thì cái ban đầu chỉ là cái trống không “ hư vô”…. Biều đồ: ( hư vô + duyên = vật chất) Nếu không hiểu, gọi là vô minh, còn rõ rồi, gọi là chứng ngộ , không có vô minh không có chứng ngộ… Sở dĩ “ ta” đi tìm cái gọi là “ chân lý”… Chỉ vì ta có cái thân tâm này….khi đối diện vạn vật… sinh ra chấp trước phân biệt…
Cám ơn.
mê muội… cảnh giới thiền ư… thực sự ko có… miễn sống ko có sự chấp ngã, sống ko bị ràng buộc của vạn vật, sống cho đúng nghĩa của sự sống… dù bạn làm gì hay ở đâu thì bạn vẫn là chính bạn cái vỗn dĩ của ta. chứ không phải cái mà do cảnh tạo ra… làm phật thì sao… làm người thì sao, làm vua cõi trời thì sao…. mong cầu những cái ko thật mà đánh mất đi chính mik đó là cái ngu dốt của con người… chân lý của sự giác ngộ là thiền mà không thiền , là phật mà không phải là phật… tùy duyên hiển thị….
Using the imaginations as particles fever to perceive the meaning of these explanations are the bottom line of the meditation. How do we call particles as I or YOU or WE?
Desiring or being afraid that the benefits from meditations will come or not I don't mind. I always let the mind following with winds going in and out and correct some misconceptions made because of my body mass.However, my guru kindly sustains my spirits under affliction. I 'm very lucky that I have a chance to meet my guru.
chi co nguoi da chung dac se hieu va se biet nhu the nao
Xa dân quá. Ít ngưoi hiểu.